ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Điện Năng Lượng Mặt Trời – Điện Mặt Trời
         Điện năng lượng mặt trời hay còn được gọi là điện mặt trời, là một hệ thống chuyển đổi nhiệt năng, quang năng của mặt trời thành năng lượng điện để phục vụ cho con người.

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Duy Tùng muốn giới thiệu với các bạn về điện mặt trời được chuyển đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện thông qua hệ thống tấm quang điện hay còn gọi là Pin năng lượng mặt trời, Pin mặt trời (PV). Pin năng lượng mặt trời được phát triển đầu tiên trong những năm 1880 nhưng hiệu suất chuyển đổi năng lượng chưa cao và chi phí giá thành đắt. Sau này qua các năm dưới sự phát phát triển của khoa học dần dần Pin năng lượng mặt trời được các kỹ sư, các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất nghiên cứu cải tiến công nghệ kỹ thuật để cho ra các sản phẩm Pin năng lượng mặt trời như hiện nay có hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng điện cao.
Với sự nóng nên của trái đất thì Pin Năng lượng mặt trời đang được coi là một giải pháp tích cực góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính và sự nóng nên của trái đất, làm giảm tác động đến môi trường từ việc chặt phá rừng để phát triển các nhà máy thủy điện, xả khí thải từ các nhà máy nhiệt điện, giác thải phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử…Trước các ưu điểm và lợi ích trên thì điện mặt trời đang được các nước sản xuất phát triển và đưa vào ứng dụng sản xuất điện ngày càng nhiều.
Hiện nay tại Việt Nam thì nhu cầu lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời ngày càng cao, hệ thống điện năng lượng mặt trời được sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ vài KW của hộ gia đình hay còn gọi là Điện Mặt Trời Áp Mái cho đến quy mô tập trung lớn hàng MW để hòa vào lưới điện quốc gia. Do hạ tầng mạng lưới truyền tải điện của nước ta chưa phát triển nên quy mô sản xuất điện năng lượng mặt trời tập trung với công suất lớn chính phủ đã tạm ngừng cấp phép để chờ nâng cấp hạ tầng mạng lưới truyền tải, đồng thời chính phủ cũng khuyến khích người dân lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời quy mô nhỏ (điện mặt trời áp mái) để cung cấp phục vụ cục bộ tại các hộ gia đình giúp giảm tải cho mạng lưới truyền tải lưới điện quốc gia, giảm sự thiếu điện cục bộ. Để khuyến khích người dân lắp đặt điện mặt trời áp mái, Chính phủ đã đưa ra các thông tư, cơ chế yêu cầu các công ty điện lực ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện đối với các dự án điện mặt trời áp mái của người dân.
 

Quy mô sản xuất điện mặt trời áp mái có công suất chủ yếu từ vài trăm W đến vài chục kW, sử dụng nguồn điện 1 pha (điện 200-220V) và 3 pha (380-400V). Trước khi lắp đặt điện mặt trời áp mái chúng ta cần phải kiểm tra một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất điện của hệ thống điện mặt trời áp mái nhà mình đó chính là vị trí địa hình lắp đặt các tấm pin, sau đó tổng hợp công xuất của các thiết bị điện trong nhà mình thường xuyên sử dụng để biết được tổng công xuất điện của nhà mình tính toán xem nhà mình cần lắp đặt công suất điện mặt trời áp mái bao nhiêu cho phù hợp. Và cuối cùng là kiểm tra xem thời gian sinh hoạt của gia đình để lựa chọn giải pháp lắp được tối ưu nhất, tốt nhất, hiệu quả nhất và chi phí lắp đặt thấp nhất. Để đáp ứng được các yếu tố trên của khách hàng, Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Duy Tùng sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng theo số điện thoại Hot line 0918 355 339 . Quý khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm điện mặt trời áp mái tại web site https://duytungpower.com/  và giải pháp lắp đặt sau đây.
Các giải pháp lắp đặt điện mặt trời áp mái chủ yếu nhất hiện nay:
  • Điện Mặt Trời Áp Mái Độc Lập Có Lưu Trữ: là hệ thống điện mặt trời hoạt động độc lập sử dụng bình ắc quy để lưu trữ điện năng và không liên quan đến điện lưới quốc gia. Hệ thống điện mặt trời áp mái có lưu trữ thường được lắp đặt với công suất từ 10kW đổ lại và thường được lắp đặt tại các khu vực hẻo lánh không có điện lưới hay cách xa khu vực có điện lưới, các khu vực có điện lưới chập chờn không ổn định… Quy trình hoạt động của hệ thống điện mặt trời áp mái có lưu trữ như sau: Ban ngày các tấm Pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa ánh sán mặt trời thành điện năng (điện một chiều DC), Điện năng sinh ra từ các tấm pin sẽ được đưa tới bộ Solar Inverter để chuyển đổi điện năng từ DC sang AC (điện xoay chiều AC) cung cấp điện trực tiếp cho hệ thống phụ tải. Một phần điện năng từ Solar Inverter sẽ được điều chỉnh điện áp DC phù hợp để nạp cho hệ thống lưu trữ điện là bình ắc quy. Ban đêm khi không có ánh sáng mặt trời, điện năng DC được lưu trữ từ hệ thống bình ắc quy sẽ được đưa qua bộ Solar Inverter chuyển đổi từ DC sang AC và cấp cho hệ thống phụ tải. Với hệ thống điện mặt trời áp mái có lưu trữ vì chạy độc lập không liên quan đến điện lưới nên trước khi lắp đặt chúng ta cần tính toán tổng công suất điện tiêu thụ khi sử dụng đồng loạt các thiết bị chính vào ban ngày cao nhất là bao nhiêu kW điện, vào ban đêm cao nhất là bao nhiêu kW điện để biết được số lượng bình ắc quy và trữ lượng bình tối thiểu là bao nhiêu, tổng công suất của các tấm Pin tối thiểu là bao nhiêu kW sao cho lượng điện sản xuất ra vào ban ngày đủ cung cấp cho các phụ tải hoạt động bình thường đồng thời đủ để nạp đầy cho hệ thống bình ắc quy lưu trữ điện năng để phát điện dùng ban đêm.
+ Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời áp mái có lưu trữ đó là sử dụng nguồn điện ổn định độc lập không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.
+ Nhược điểm của hệ thống điện mặt trời áp mái có lưu trữ chính là chi phí lắp đặt ban đầu cao do phải đầu tư thêm hệ thống bình ắc quy để lưu trữ điện, tuổi thọ của bình ắc quy cũng không cao(trung bình tầm 5 năm thay thế một lần tùy thuộc vào điều kiện môi trường làm việc của bình và loại bình ắc quy sử dụng), yêu cầu diện tích lắp đặt tấm Pin mặt trời lớn.
  • Điện Mặt Trời Áp Mái Hòa Lưới Có Lưu Trữ: Là sự kết hợp của hệ thống điện mặt trời áp mái có lưu trữ với điện lưới quốc gia. Loại này thường được lắp đặt tại các điểm có điện lưới, điện lưới không ổn định, hệ thống phụ tải có các thiết bị có dòng khởi động cao và đóng ngắt liên tục như động cơ khởi động trực tiếp, điều hòa không khí loại bình thường (không phải inverter)…. Trong các giải pháp lắp đặt Điện Mặt Trời Áp Mái thì giải pháp này được đánh giá là cao cấp nhất ổn định nhất và cũng là tốn kém nhất. Cơ chế hoạt động của giải pháp này như sau: Ban ngày các tấm Pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa ánh sán mặt trời thành điện năng (điện một chiều DC), Điện năng DC sinh ra từ các tấm pin sẽ được đưa tới bộ Solar Inverter để chuyển đổi điện năng từ DC sang AC (điện xoay chiều AC) cung cấp điện trực tiếp cho hệ thống phụ tải. Một phần điện năng từ Solar Inverter sẽ được điều chỉnh điện áp DC phù hợp để nạp cho hệ thống lưu trữ điện là bình ắc quy. Ban đêm khi không có ánh sáng mặt trời, điện năng DC được lưu trữ từ hệ thống bình ắc quy sẽ được đưa qua bộ Solar Inverter chuyển đổi từ DC sang AC và cấp cho hệ thống phụ tải. Trong trường hợp lượng điện sinh ra từ các tấm pin không đủ phục vụ cho các phụ tải thì bộ hòa sẽ bù lượng điện lưới vào phần còn thiếu để đảm bảo cho các thiết bị phụ tải được hoạt động ổn định. Vì là có hòa lưới và có lưu trữ cho nên hệ thống này cho phép lắp đặt ở các địa điểm bị hạn chế diện tích, khởi động được các thiết bị có dòng tức thì cao…
  • Điện Mặt Trời Áp Mái Hòa Lưới Không Lưu Trữ: đây là giải pháp được đánh giá là tối ưu và được lắp đặt nhiều nhất hiện nay vì nó đáp ứng được vấn đề chi phí đầu tư ban đầu, lắp đặt được ở những địa điểm hạn chế về diện tích lắp đặt. Cơ chế hoạt động của hệ thống này như sau: Ban ngày các tấm Pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa ánh sán mặt trời thành điện năng (điện một chiều DC), Điện năng DC sinh ra từ các tấm pin sẽ được đưa tới bộ Solar Inverter để chuyển đổi điện năng từ DC sang AC và hòa vào lưới điện Quốc ra để cung cấp điện trực tiếp cho hệ thống phụ tải. Vì được hòa với lưới điện Quốc Gia cho nên trong trường hợp lượng điện sinh ra không đủ cung cấp cho các phụ tải thì điện lưới Quốc Gia sẽ bù vào phần còn thiếu để đảm bảo các phụ tải được hoạt động bình thường (Ví dụ như ban đêm toàn bộ hệ thống điện mặt trời không sinh ra điện thì bộ Inverter sẽ bù toàn bộ điện lưới vào hệ thống phụ tải). Trong trường hợp lượng điện mặt trời sinh ra lớn hơn lượng tiêu thụ của các thiết bị phụ tải thì bộ Inverter sẽ hòa lượng điện dư thừa đó vào hệ thống lưới điện Quốc Gia (Ví dụ như gia đình bạn lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhưng ban ngày nhà bạn đi vắng thì toàn bộ hệ thống điện mặt trời sinh ra sẽ được hòa vào lưới điện Quốc Gia để bán cho Công ty điện lực thông qua bộ công tơ hai chiều, và buổi tối đi làm về gia đình bạn sẽ mua lại điện của hệ thống lưới điện Quốc Gia)
+ Ưu điểm của hệ thống này đó là chi phí lắp đặt ban đầu thấp do không lưu trữ, lắp đặt được với các địa hình không đủ diện tích theo công suất yêu cầu, lượng điện sinh ra dư thừa có thể bán lại cho Công ty điện lực thông qua bộ công tơ hai chiều.
+ Nhược điểm: Vì là hệ thống hòa lưới không lưu trữ cho nên khi hệ thống điện lưới có sự cố (mất điện lưới) thì hệ thống điện mặt trời cũng không hoạt động cung cấp cho phụ tải được.